Thẻ tín dụng cho sinh viên - giải quyết mọi nỗi lo tài chính

Thẻ tín dụng hiện nay đang dần thay thế tiền mặt bởi tính năng thanh toán vô cùng tiện lợi, thông minh và an toàn. Việc mở thẻ tín dụng thông thường đều dành cho người đã đi làm, có thu nhập ổn định. Nếu bạn đang là sinh viên và có nhu cầu muốn dùng thẻ tín dụng cho sinh viên thì phải làm thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây.

1. Sinh viên có được làm thẻ tín dụng hay không?

Không chỉ những người đi làm mà sinh viên cũng là đối tượng có nhu cầu cao trong việc sử dụng thẻ tín dụng như một công cụ thanh toán cho các khoản chi phí như nộp tiền học phí, nộp tiền khám chữa bệnh hay các khoản chi tiêu cá nhân. Nắm bắt được nhu cầu đó, các ngân hàng hiện nay không chỉ cho phép mở thẻ tín dụng cho người có thu nhập ổn định mà ngay cả sinh viên cũng có thể sở hữu cho mình chiếc thẻ tiện dụng này.

Các tiêu chí để mở thẻ tín dụng cho sinh viên đó là:  

  • Bạn đang là sinh viên năm 3 tại các trường đại học; điểm học tập trung bình các kỳ trên 7.0/10 và phải sở hữu tài sản có giá trị (ví dụ như xe máy chính chủ).
  • Bạn đang là sinh viên đi làm thêm và có tổng thu nhập chuyển khoản ổn định trên 4,5 triệu đồng mỗi tháng thì bạn vẫn được ngân hàng phát hành các loại thẻ tín dụng với hạn mức thấp.

 

vpbank mở thẻ tín dụng cho sinh viên

Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng đều mở thẻ tín dụng dành cho sinh viên. Bởi số lượng sinh viên có lương chuyển khoản cũng không nhiều và đa số sinh viên khó có thể chứng minh tài chính.

Thay vào đó, bạn có thể làm thẻ tín dụng cho sinh viên bằng cách làm thẻ phụ đứng tên người thân trong gia đình. Thẻ tín dụng phụ có chức năng và hạn mức tín dụng tương tự như thẻ tín dụng chính. Bạn hoàn toàn có thể thanh toán và nhận ưu đãi khi dùng thẻ phụ.

Ví dụ: Bố bạn đang sở hữu thẻ tín dụng VPBank MC2. Bố bạn sẽ được phát hành thêm 3 thẻ phụ và 1 trong 3 thẻ đó đứng tên bạn. Như vậy là bạn đã có thể sử dụng các dịch vụ tiện ích giống với thẻ tín dụng Mastercard MC2, đó là:

  • Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại hơn 24 triệu điểm có logo MasterCard như siêu thị, nhà hàng, khách sạn, đại lý vé máy bay, khu du lịch, bệnh viện, câu lạc bộ… tại Việt Nam và hơn 220 quốc gia trên thế giới.
  • Sử dụng hạn mức tương đương với thẻ chính là 70 triệu đồng, đây là một hạn mức khá cao đối với nhu cầu tiêu dùng của sinh viên.
  • Tích điểm đổi quà hấp dẫn 1.000 VNĐ = 6 Điểm Loyalty cho giao dịch tại siêu thị,1.000 VNĐ = 3 Điểm Loyalty cho giao dịch khác
  • Rút tiền mặt 100% hạn mức giao dịch.

 

vpbank mở thẻ tín dụng MC2 cho sinh viên

Đặc điểm chung của thẻ tín dụng đối với sinh viên bao gồm:

  • Mỗi ngân hàng khác đề ra một hạn mức thẻ khác nhau tùy vào hồ sơ đăng ký mở thẻ.
  • Thời hạn sử dụng thẻ tín dụng khá ngắn, khoảng từ 2 đến 5 năm, riêng ngân hàng VPBank có thời hạn sử dụng thẻ lên đến 5 năm.
  • Mức phí thường niên được miễn giảm, rẻ hơn so với người đi làm. Tại ngân hàng VPBank, phí thường niên của thẻ MasterCard MC2 là 299.000 đồng – mức phí rẻ nhất so với các ngân hàng khác.

 

2. Các thủ tục để sinh viên làm thẻ tín dụng

Để có thể sở hữu cho mình một chiếc thẻ tín dụng sinh viên như ý thì bạn cần thực hiện đầy đủ các thủ tục và giấy tờ sau đây:

  • Hồ sơ chứng minh thông tin cá nhân bao gồm: chứng minh thư hoặc hộ chiếu bản photo (kèm bản gốc để chứng minh).
  • Chứng minh nơi ở hiện tại (bản photo sổ hộ khẩu)
  • Chứng minh tài chính (bảng lương sao kê)
  • Chứng minh công việc (bản sao hợp đồng làm việc)
  • Bảng điểm photo, có chứng nhận của trường nơi mình đang học
  • Giấy đăng ký xe máy do bản thân đứng tên

 

mở thẻ tín dụng cho sinh viên online

Mở thẻ tín dụng online tiện lợi chỉ trong 10 phút

Xem thêm: Cách mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập

3. Những lưu ý cho các bạn sinh viên khi sử dụng thẻ tín dụng

Để đảm bảo lợi ích của bản thân cũng như tránh mắc phải một số sai lầm không đáng có khi sử dụng thẻ tín dụng, các bạn sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau:

3.1. Lựa chọn thẻ tín dụng phù hợp

Bạn nên tham khảo và lựa ngân hàng phát hành thẻ phù hợp, đặc biệt cân nhắc đến chương trình ưu đãi về lãi suất, chương trình giảm giá hay khuyến mãi. Chẳng hạn nếu bạn làm thẻ tín dụng tại ngân hàng VPBank, bạn có thể nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt như: tặng vé xem phim, tích điểm đổi quà, voucher ăn uống, mua sắm, du lịch …

3.2. Sử dụng thẻ trong khả năng chi trả của mình

Ngay khi bạn sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán thì đồng nghĩa với việc bạn chính thức “vay ngân hàng” khoản tiền tương ứng. Nếu qua thời gian quy định (thường là 45 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đầu tiên) mà bạn không hoàn trả đủ số tiền  đã "vay" thì lãi phạt sẽ được áp dụng. Vì vậy, bạn cần phải có kế hoạch cân bằng giữa mức chi tiêu và khả năng chi trả của mình để không bị rơi vào tình trạng không có khả năng chi trả nợ tín dụng ngân hàng.

3.3. Trả nợ sớm

Trả nợ sớm không chỉ giúp bạn có tinh thần thoải mái khi không còn phải “vác nợ” mà còn giúp bạn có kế hoạch chi tiêu cho những việc quan trọng hơn. Và điều này còn có lợi cho bạn nếu sau này bạn muốn mở thẻ tín dụng có hạn mức cao hơn.

Sở hữu một chiếc thẻ tín dụng sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong học tập, sinh hoạt và thực hiện các kế hoạch bản thân dễ dàng hơn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được chiếc thẻ tín dụng cho sinh viên phù hợp với nhu cầu bản thân.

 

Mở thẻ tín dụng VPBank, giao dịch nhanh, nhận ngàn ưu đãi

 

Mở thẻ 100% online dễ dàng, không mất công đến quầy giao dịch

Nhận thẻ tận tay, ngay nơi bạn muốn hoàn toàn miễn phí

Ưu đãi hấp dẫn giảm tới 50% tại các đối tác nhà hàng & cafe

Mua sắm trả góp lãi suất 0%, hoàn tiền đến 5% mọi chi tiêu 

Rút tiền mặt lên đến 100% tổng hạn mức